Xe đạp nhanh giải pháp thay thế - 85% người dân được khảo sát ủng hộ loại bỏ xe máy
Xe đạp nhanh giải pháp thay thế - 85% người dân được khảo sát ủng hộ loại bỏ xe máy, 38, Chuyên trang xe đạp của Mạng xã hội Mua Bán Nhanh, Huyền Nguyễn, Chuyên trang xe đạp, 27/03/2017 18:55:35
Chuyên gia giao thông - Tiến sĩ Phạm Sanh có phản ảnh thực tế hiện nay: "Nếu hơn 7 triệu xe cùng lưu thông trên diện tích hơn 26 triệu m2 mặt đường giao thông TP.HCM thì các xe gần như xếp kín mặt đường."
Qua bài chia sẻ: "85% người dân được khảo sát ủng hộ loại bỏ xe máy"
Trong 16.000 phiếu khảo sát phát ra và được kiểm đếm một cách cẩn trọng, thì có tới 85% số ý khiến đồng thuận với lộ trình loại bỏ xe máy ở Hà Nội.
Vỉa hè, câu chuyện tình - lý
Sáng 24.3, tại Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm trực tuyến “Vỉa hè, chống ùn tắc và trách nhiệm công dân” với sự có mặt của nhiều quan chức và chuyên gia giao thông hàng đầu Việt Nam. Ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách UB ATGT quốc gia - mở đầu buổi tọa đàm bằng câu chuyện tình - lý xung quanh câu chuyện “đòi lại vỉa hè” đang được sự quan tâm rất cao từ dư luận.
Khẳng định bản thân rất hoan nghênh và ủng hộ chiến dịch này, ông Hùng thẳng thắn nói: “Không thể để vài cá nhân mà hy sinh quyền lợi của 90 triệu người dân. Cái tình ở đây cần phải hiểu cho đúng”.
Đồng tình quan điểm này, tiến sĩ Lương Hoài Nam - chuyên gia giao thông - cho biết, rõ ràng, vỉa hè thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Việc kinh doanh, lấn chiếm trên vỉa hè là trái pháp luật, cần bị xử lý. Ông Nam cho hay, vỉa hè bị lấn chiếm liên quan tới 2 vấn đề. Thứ nhất, “nền kinh tế vỉa hè” bao gồm kinh tế mặt tiền và kinh tế hàng rong. Thứ hai là kết cấu giao thông vận tải. Nếu chúng ta chỉ chăm chăm làm sạch vỉa hè, không thay đổi kết cấu giao thông, giảm tỉ lệ phương tiện cá nhân, tăng phương tiện giao thông công cộng thì không giải quyết được vấn đề.
Đặc biệt, vị chuyên gia thể hiện rõ quan điểm ủng hộ phương án các thành phố nên cho người dân thuê lại một phần vỉa hè để để xe. Nếu chủ nhà sinh sống ở mặt đường mà có nhu cầu, chính quyền địa phương có thể đáp ứng thì nên cho phép họ thuê 2m bề rộng trên vỉa hè để xe máy của gia đình mình. “Không thể miễn phí được, bởi vỉa hè là đất công cơ mà. Vỉa hè có công năng chính là để đi bộ, nơi nào có thể bố trí được có thể phục vụ công năng khác nữa và công năng đó phải được thu phí”, ông Nam khẳng định.
Theo vị này, nếu Nhà nước không cho thuê vỉa hè để thu phí thì chắc chắn lực lượng bảo kê sẽ đến thu phí của người dân. Mấy tháng sau chiến dịch, tình trạng lấn chiếm vỉa hè sẽ quay trở lại. Nếu Nhà nước không thu phí vỉa hè thì chắc chắn sẽ có người khác đến thu. “Khi Nhà nước đã ký hợp đồng cho thuê vỉa hè, có diện tích kẻ ô trắng, không một ai dám đến thu phí nữa. Khi “bảo kê”, người dân chìa hợp đồng ra và có thể báo công an”, tiến sĩ Nam nói.
Ý kiến này sau đó được đại đa số những khách mời tại tọa đàm ủng hộ. Tuy nhiên, ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội - thì lại không hoàn toàn ủng hộ, ông dẫn luật để nói rằng hiện tại, Nhà nước đang nghiêm cấm cho thuê vỉa hè, lòng đường để kinh doanh dưới mọi hình thức.
Ông Viện nói: “Tôi cho rằng, nếu cho thuê hết vỉa hè cho nhà mặt phố, thì nhu cầu để xe không chỉ dành cho nhà mặt phố, mà đó là nhu cầu chung. Nếu cá thể hoá trách nhiệm lại không phải cái chung. Thực ra, trên một tuyến phố, một biển số nhà cùng một mặt phố có nhiều hộ khác nhau, vậy phân chia vỉa hè đó cho ai? Sử dụng chung thì về nguyên tắc không đúng”.
Cấm xe máy: 2025 hay 2030 cũng được nhưng dứt khoát phải làm
Cũng tại buổi tọa đàm, ông Lê Đỗ Mười - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT (Bộ GTVT) - đưa ra một thông tin lý thú: 85% số người dân Hà Nội ủng hộ loại bỏ xe máy. Bình luận về kết quả này với PV Báo Lao Động, ông Mười nói: “Chúng tôi không bất ngờ. Điều đó chứng tỏ người dân thực sự mong muốn có một hệ thống giao thông công cộng thuận tiện, kết cấu hạ tầng phát triển, bộ mặt đô thị xanh - sạch - đẹp”.
Theo lời ông Mười, để đảm bảo 16.000 tờ phiếu đến được đúng tay các đối tượng cần được khảo sát, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT đã nhờ lực lượng công an khu vực, các cán bộ phường xã tại Hà Nội phát phiếu đến từng hộ dân. “Lực lượng này sẽ nắm sát nhất nhu cầu của dân cư tại khu vực mình, qua đó phát phiếu đến đúng người” - ông Mười nói.
Đặc biệt tại buổi tọa đàm, đại diện của diễn đàn về ôtô hàng đầu Việt Nam otofun.net đã đưa ý kiến về các bất cập trong hệ thống giao thông thủ đô và nói rằng sẽ thường xuyên gửi những phản hồi đó về Sở GTVT Hà Nội. Đáp lại ý kiến này, ông Vũ Văn Viện hứa sẽ ký kết với otofun một biên bản hợp tác để tương trợ lẫn nhau, cùng giải quyết các khúc mắc.
Qua bài chia sẻ trên, cộng đồng mạng đã có nhiều bình luận trái chiều xoay quanh vấn xe máy hay ô tô mới là thủ phạm gây ra vấn nạn kẹt xe hiện nay:
"16.000 phiếu phát ra cho những đối tượng nào? Tôi thiết nghĩ số liệu thống kê không đáng tin cậy vì thực tế đa số người dân Thủ đô sử dụng phương tiện đi lại bằng xe máy" - bình luận từ Nguyễn Thế Việt
"Nghi ngờ kết quả này lắm!???" - chia sẻ từ Nguyễn Văn Cần
"Nên cấm ô tô cá nhân vì choán nhiều diện tích mặt đường, tiêu thụ nhiều nhiên liệu nên rất có hại cho môi trường." - góp ý từ Hô Xa
"Trong điều kiện kinh tế, giao thông công cộng hiện nay, đa số người dân phải dùng xe máy vì nó là phương tiện hữu hiệu nhất cho việc mưu sinh. Nếu nói về nguyên nhân làm tắc đường thì phải chỉ rõ là chính xe hơi mới là thủ phạm chính. Việc chính quyền có ý định dẹp bỏ xe máy thời điểm này là việc làm sai lầm và bất khả thi. Vậy kết quả khảo sát như trên chắc chắn là kết quả sai bởi cách lấy mẫu khảo sát, người được khảo sát và không loại trừ kết quả được cố ý đạt được khi chọn hai yếu tố trên." - nhận xét đến từ Trần Công Bình
"Tôi cũng thích dùng xe máy nhưng vì lợi ích chung nên cấm xe máy là đúng vì: Đi ẩu, ô nhiễm môi trường, không tạo nên cách sống cộng đồng, để tràn lan lòng đường, vỉa hè...." - chia sẻ từ Dao Van Binh
"Chỉ cần cầm phiếu khảo sát ra các ngã tư đèn xanh đỏ phát cho người chờ đèn đỏ, toàn bộ người đi xe máy và tài xế + người ngồi trên xe là ra kết quả ngay. Còn nếu thế là nhiêu khê quá, thì đến các bãi giữ xe máy và ô tô mà phát ngay cửa gửi xe và thu lại khi lấy xe. Chẳng cần về đếm tỉ mỉ gì lắm đâu. Cứ có hệ thống phương tiện giao thông công cộng hoàn chỉnh, thuận lợi, vỉa hè thông thoáng thì mở các trạm thu mua xe máy, làm không hết việc ấy chứ." - bình luận từ bạn có nick Nam lùn
"Đúng là cần xem 16.000 phiếu khảo sát được phát cho ai? Chắc là phát cho những người đang có auto nên người ta sẵn sàng ủng hộ "loại bỏ xe máy, phát triển auto"." - ý kiến phản hồi từ Nguyen Hong Thanh
"Cái khảo sát này cần phải được xem kỹ lại, vì nhân dân đang sử dụng phương tiện chính là xe máy, bỏ xe máy thì đi bằng gì." - thắc mắc từ Việt
"Rất đồng tình, ủng hộ với việc xử lý vỉa hè của chính quyền. Ngoài những việc bài trên đã nói, còn nên tổng thanh, kiểm tra lại toàn bộ mật đường, phố, ngõ, nghách... xem có lấn chiếm của công ngoài diện tích sổ đỏ, diện tích được phép xây dựng hay không, sau đó mới cho thuê lại hè để tự chịu trách nhiệm với khu vực mình được thuê." - góp ý từ bạn có nick manhson
"Nói ngờ lắm??? Nên cấm ôtô cá nhân vì chiếm nhiều diện tích mặt đường." - phản hồi từ bạn Lưu Hữu Phước
"Xe máy không phải nguyên nhân gây tắc đường. Hãy tưởng tượng cấm hoàn toàn xe máy, chuyển sang ô tô cá nhân, đường còn tắc hơn." - ý kiến từ bạn Nguyễn Trai
Như một góp ý từ độc giả PTD "Tôi nghĩ giải pháp thì có rất nhiều, quan trọng là thực hiện thế nào. Đơn giản nhất là hiện nay mọi người đều nhìn thấy lòng đường và vỉa hè để phục vụ giao thông thì lại bị chiếm dụng vào mục đích khác, giải quyết được 2 vấn đề này tôi thấy giao thông đã cải thiện được rất nhiều rồi còn làm được nhiều hơn thì quá quá tốt cho dân rồi."
Có lẽ từ chính những đóng góp thực tế này, mà hiện nay, chiến dịch giành lại vỉa hè tại Việt Nam được đồng lòng thực hiện. Chiến dịch này được phát động rầm rộ trong thời gian qua cũng là một trong những yếu tố góp sức giảm tình trạng kẹt xe tại khu vực thành phố đông đúc.
Vậy theo ý kiến của bạn thì sao, loại bỏ xe máy hay giảm thiểu ô tô hay phát triển giao thông công cộng? Hay còn có phương tiện thay thế xe máy nào hiệu quả hơn?
Nếu bạn đưa ngay ra được giải pháp giúp làm giảm tình trạng kẹt xe hiện nay, giải pháp đó khả thi và được thực hiện, bạn làm giàu thành công rồi đấy!
Bạn sẽ chẳng bao giờ phải lo về tiền bạc, về cách làm sao để làm giàu nhanh một khi bạn giải quyết được vấn đề "nhức nhối" hiện nay - kẹt xe.
Đến cả Google Map cũng đã cập nhật tình trạng "kẹt xe" cho bản đồ Việt Nam rồi đấy thôi. Nhiều ứng dụng công nghệ thông minh giảm thiểu tình trạng kẹt xe cũng đã được cho ra đời. Các nhà kinh doanh đã "đánh hơi" được nhu cầu bức xúc của người Việt.
Bạn nghĩ sao nếu hình thức kinh doanh chia sẻ xe đạp theo mô hình "Uber, Grab Xe đạp" được thực hiện, sử dụng cho các tuyến đường "hạn chế xe máy, ô tô" hoặc nơi xe máy, ô tô không được phép lưu thông trong tương lai không xa ở nước ta.
Nghĩ lớn và làm lớn sẽ giúp mang lại cả cuộc sống ý nghĩa và tiền bạc. Còn với chúng tôi - Xe Đạp Nhanh thì phương tiện thay thế xe máy thân thiện nhất với môi trường là xe đạp - rất mong chờ một dịch vụ cho thuê xe đạp qua ứng dụng điện thoại trong tương lai không xa.
Xe đạp nhanh giải pháp thay thế - 85% người dân được khảo sát ủng hộ loại bỏ xe máy, 38, Chuyên trang xe đạp của Mạng xã hội Mua Bán Nhanh, Huyền Nguyễn, Chuyên trang xe đạp, 27/03/2017 18:55:35